• 080-3603-8044
  • kudoaki@gmail.com
  • Achi, Japan
Đọc báo cùng Aki
THUẾ TIÊU DÙNG SẼ TĂNG LÊN 15%???

THUẾ TIÊU DÙNG SẼ TĂNG LÊN 15%???

【 THUẾ TIÊU DÙNG SẼ TĂNG LÊN 15%❓
コロナ復興で消費税15%?

Mấy ngày nay, thông tin báo Nhật bình luận rôm rả, rỉ tai nhau về việc “Bộ tài chính đang lên kế hoạch phục hồi “hậu Corona” bằng cách muốn tăng thuế tiêu dùng từ 10% lên 15%”

Dân đen như Aki đọc tới câu này là muốn sôi máu rồi.
Bạn nghĩ sao về việc này?

Link báo tiếng Nhật mình để bên dưới. Mình sẽ lược dịch một số thông tin thú vị trong báo, mọi người cùng đọc nhé!
https://news.yahoo.co.jp/…/fcc45a1e5121c09e479fe9c983ff…

——————————–

Lý do mà bộ tài chính đưa ra cho việc muốn tăng thuế tiêu dùng như sau. Ngân sách nhà nước đã sử dụng 76000 tỉ yên (tương đương 720 tỉ đô) cho đối sách ứng phó với dịch Corona.

Theo cách tính của bộ tài chính, nếu trích 1 % từ thuế tiêu dùng thì phải mất 25 năm mới thu hồi được số tiền trên, nên bộ dự định muốn tăng thuế tiêu dùng thêm 5% thành 15% thì khoảng từ 5~6 năm sẽ thu lại được số tiền.

– Nếu thuế tiêu dùng được kéo lên thành 15% thì chi tiêu của các hộ gia đình sẽ ảnh hưởng thế nào?

Theo thống kê của bộ tổng vụ (năm 2019), khi thuế suất 15% thì trung bình mỗi hộ gia đình trung lưu (1 hộ gồm 2 thành viên) sẽ phải chi thêm khoản tiền 22.8 man mỗi năm.

– Trong khi đó khoản tiền thực nhận của người dân trong chính sách hộ trợ dịch Corona từ chính phủ chỉ 10 man/ người tương đương 20 man/ 1 hộ gia đình/ 2 người chỉ 1 lần duy nhất. Tạm tính là khoảng 13000 tỉ yên (so với con số 76000 tỉ yên ở trên).

Và, bộ tài chính muốn “thu hồi lại số tiền” hơn 20 man mỗi năm bằng cách tăng thuế?

– Một số hỗ trợ khác cũng không tốn mấy trong tổng ngân sách dùng để ứng phó với dịch Corona như: hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (5000 tỉ yên), hộ trợ tiền nhà (2000 tỉ yên) và hỗ trợ làm ngắn giờ (1000 tỉ yên)

– Trong khi đó phần lớn số ngân sách này, được các chính trị gia và quan chức chính phủ “sử dụng một cách không tính toán” cho những việc không mấy liên quan đến chống dịch Corona như: kích cầu chi tiêu quốc nội “chiến dịch Go To”, thúc đẩy thanh toán điện tử tích hợp thẻ my number, chiến dịch hỗ trợ điện tử hóa các cơ quan lãnh sự- ngoại giao, chế độ người chăm sóc hợp pháp cho người cao tuổi…

– Như vậy, sau khi các quan chức sử dụng ngân sách lãng phí thì hậu Corona lại tăng thuế để người dân phải gánh.
Đối với bên thu thuế, dịch bệnh Corona không phải là tai họa mà giống như “chiếc trống lắc ước gì được nấy” vậy!

————————————

Có 3 từ vựng được sử dụng trong bài báo mà Aki thấy khá hay nè.

👉 打ち出の小槌 (うちでのこづち)
Đây là cái trống lắc tay xuất hiện trong cậu chuyện thần thoại “一寸法師” (いっすんぼうし) của Nhật.
Cứ hễ vừa lắc cái trống này vừa cầu nguyện thì bất kì điều ước nào cũng thành hiện thực.

Tác giả trong bài báo sử dụng từ này với ý ám chỉ “muốn gì được nấy”

👉 シロアリ官僚 (しろありかんりょう)
しろあり: kiến trắng
官僚: quan chức
2 từ này kết hợp với nhau mang ý nghĩa một bộ phận quan chức xấu xí trục lợi cho bản thân .

👉 掴み金(づかみがね): số tiền được chi tiêu một cách không rõ ràng hoặc không được tính toán cẩn thận.

-Aki No Tabi-

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *